Uống Nước Ngọt Qúa Nhiều Có Gây Bệnh Tiểu Đường Ở Trẻ?

time Wednesday, 23/10/2019
user Đăng bởi Medstore

Những năm gần đây tuổi mắc bệnh đái tháo đường type 2 đang ngày càng trẻ hóa. Bệnh đái tháo đường type 2 đã xuất hiện ở lứa tuổi thiếu niên.

Đái tháo đường type 2 là gì?

Khi chúng ta ăn tinh bột (cơm, bún, phở…), enzyme của hệ tiêu hóa sẽ phân cắt các đường phức thành đường đơn glucose và được hấp thu vào máu. Lượng glucose trong máu khi ăn tăng lên sẽ kích thích tuyến tụy tiết insulin. Dưới tác dụng của insulin, glucose sẽ được đưa vào tế bào để cất giữ cũng như để tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động. Như vậy, lượng đường trong máu sẽ giảm về mức bình thường. Nếu vì một nguyên nhân nào đó, chức năng bài tiết insulin của tuyến tụy bị suy giảm và/hoặc các tế bào tại các mô như mô mỡ, mô cơ đáp ứng kém với tác động của insulin (hiện tượng kháng insulin) làm glucose trong máu không đi vào trong tế bào được đẫn đến glucose máu tăng cao hơn mức bình thường. Đây là cơ chế bệnh sinh của bệnh đái tháo đường típ 2. Ở lứa tuổi thiếu niên bị bệnh đái tháo đường type 2, bệnh thường do hiện tượng kháng insulin, gặp ở những trẻ em bị béo phì.

 

Các triệu chứng của bệnh đái tháo đường típ 2

Bệnh đái tháo đường típ 2 thường âm thầm tiến triển trong cơ thể. Vì vậy, giai đoạn đầu bệnh hầu như không có triệu chứng. Theo thời gian, khi đường huyết tăng cao, kéo dài có thể có các triệu chứng sau:
- Khát nước, uống nước nhiều và tiểu nhiều;
- Mệt mỏi, sụt cân;
- Nhìn mờ…

Những nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường ở trẻ

 

- Một số thể trạng tự sản xuất ra kháng insulin, cũng có một số thể trạng không sản xuất đủ insulin. Dù là nguyên nhân nào thì sự thiếu hụt insulin cũng có thể gây ra bệnh tiểu đường.

Trẻ em bị tiểu đường phải được tiêm insulin để hỗ trợ chuyển hóa đường trong cơ thể

 

Trẻ em bị tiểu đường phải được tiêm insulin để hỗ trợ chuyển hóa đường trong cơ thể

- Sự thiếu hụt insulin cũng có thể bắt nguồn từ việc cơ thể nạp quá nhiều đường và chất béo, khiến insulin không đủ để cân bằng và chuyển hóa lượng đường trong cơ thể trẻ.

- Ngoài ra, chứng thừa cân, béo phì, lối sống và sinh hoạt không lành mạnh, lười vận động… cũng có thể gây nên bệnh béo phì. Trong đó, thói quen uống nước ngọt thường xuyên với một lượng lớn là nguyên nhân phổ biến gây bệnh tiểu tường type 2 ở trẻ em.

Béo phì cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường ở trẻ

 

Vì sao nước ngọt là một trong số những nguyên nhân gây bệnh tiểu đường ở trẻ em?

Image result for nước ngọt

- Uống nhiều nước ngọt liên tục trong nhiều tháng sẽ khiến cơ thể bị tích mỡ thừa xung quanh gan, cơ xương, khiến cho cơ thể tự kháng insulin và dẫn đến bệnh tiểu đường.

- Uống nhiều nước ngọt còn làm gia tăng nguy cơ béo phì do lượng đường và chất béo có trong loại nước này khá là cao, thậm chí còn làm tăng cholesterol, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của hệ tim mạch.

- Béo phì là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tiểu đường type 2 ở trẻ.

Làm sao để ngăn bệnh tiểu đường ở trẻ?

- Không nên cho trẻ nạp những loại thức ăn, thức uống có nhiều đường và chất béo một cách thường xuyên như bánh kẹo ngọt, thức ăn chiên rán, nước ngọt…

- Thay vào đó hãy tập cho trẻ ăn nhiều rau củ, trái cây ít ngọt như thanh long, cam, quýt, bưởi…

Hãy tập cho trẻ ăn nhiều rau củ, trái cây ít ngọt như thanh long, cam, quýt, bưởi…

- Có thể thay thế nước ngọt bằng nước ép trái cây nguyên chất và giúp trẻ làm quen với việc kiêng nước ngọt, đặc biệt là nước ngọt có gas.

- Nếu trẻ không thể bỏ được thói quen uống nước ngọt, bố mẹ chỉ nên cho trẻ uống 1 cốc nhỏ và không nên uống thường xuyên.

- Nên khuyến khích trẻ tập luyện thể dục thể thao, đặc biệt là đối với trẻ đã bị thừa cân, béo phì. Khi trẻ giảm cân thì lượng đường trong máu sẽ giảm, nguy cơ mắc tiểu đường cũng sẽ giảm xuống.

Nên khuyến khích trẻ tập luyện thể dục thể thao

- Thay thế đường bằng isomat. Isomat là chất làm ngọt tự nhiên không gây tích mỡ và béo phì, được sử dụng phổ biến như một loại đường cho người ăn kiêng.

 

Bệnh điều trị như thế nào?

Khi trẻ có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh đái tháo đường, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa nội tiết khám. Sau khi xác định chẩn đoán đái tháo đường típ 2, bác sĩ sẽ tư vấn cho trẻ chế độ ăn và tăng cường tập thể dục. Tùy theo mức độ bệnh, thể trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị phù hợp. Tuy nhiên, người mẹ cần lưu ý rằng ban đầu thuốc hạ đường huyết hoặc insulin được chỉ định điều trị do lượng đường đang cao trong máu nhưng thay đổi lối sống (chế độ dinh dưỡng hợp lý và tăng cường vận động với mục tiêu giảm cân) vẫn là nền tảng của điều trị. Nếu bạn hướng dẫn trẻ thực hiện thay đổi lối sống theo hướng dẫn của bác sĩ (bản thân bố mẹ phải cùng đồng hành tập luyện với trẻ) không chỉ giúp kiểm soát tốt đường huyết mà còn có thể giảm liều thuốc, thậm chí nhiều trẻ có thể ngừng thuốc trong một thời gian dài.

 

Do ý thức về việc giữ gìn cân nặng và bảo vệ sức khỏe của trẻ còn kém nên bạn cần hỗ trợ, khuyến khích và định hướng cho trẻ có lối sống lành mạnh nhưng đồng thời cũng nên tránh ép buộc trẻ bằng những lời đe dọa thiếu giải thích. Bố mẹ nên dành thời gian tập luyện thể dục cùng trẻ để động viên, khuyến khích trẻ tăng cường và duy trì tập luyện. Trong nhà nên hạn chế cất giữ những thực phẩm ăn nhanh nhiều năng lượng mà trẻ khó kiểm soát được sự thèm ăn, nên quy định thời gian xem tivi…Trẻ vị thành niên bắt đầu có ý thức về làm đẹp và kiến thức bảo vệ sức khỏe. Lúc này, bạn có thể cùng trẻ trò chuyện với bác sĩ để trẻ hiểu rõ về bệnh lý mình mắc phải. Nâng cao ý thức và kiến thức từng bước về bệnh đái tháo đường cho trẻ là cách hỗ trợ hợp lý và bảo đảm hiệu quả phòng, chống bệnh lâu dài.

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo