Tiểu đường (đái tháo đường) là gì?

time Friday, 16/08/2019
user Đăng bởi Medstore

Để xác định hướng chăm sóc đúng cho người bị tiểu đường, chúng ta cần hiểu rõ tiểu đường là gì và điều gì đã gây nên bệnh tiểu đường. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này và các thông tin hữu ích để người bệnh được chăm sóc tốt nhất và kiểm soát bệnh một cách hiệu quả.

Bệnh tiểu đường là gì?

Tiểu đường hay đái tháo đường, là một bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu của bạn luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể của bạn bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.

Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn không chuyển hóa các chất bột đường từ thực thẩm bạn ăn vào hằng ngày một cách hiệu quả để tạo ra năng lượng. Do đó gây ra hiện tượng lượng đường tích tụ tăng dần trong máu. Lượng đường trong máu thường xuyên ở mức cao qua thời gian làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, gây ra tổn thương ở các cơ quan khác như mắt, thận, thần kinh và các bệnh lý nghiêm trọng khác.

Tiểu đường típ 1: người mắc bệnh bị thiếu insulin do tuyến tụy không sản xuất insulin. Tiểu đường típ 1 hiếm gặp, thường xảy ra ở trẻ nhỏ, người trẻ chiếm dưới 10% số người mắc bệnh.

Tiểu đường típ 2: những người bị tiểu đường típ 2 bị đề kháng với insulin. Nghĩa là cơ thể vẫn có thể sản xuất insulin nhưng nó không thể chuyển hóa được glucose. Khoảng 90% đến 95% người bị tiểu đường trên thế giới là típ 2.

 

Tại sao bạn bị tiểu đường (đái tháo đường)?

Trong cơ thể, tuyến tụy chịu trách nhiệm tiết ra hóc-môn insulin - một loại chất giúp kiểm soát lượng đường glucose trong máu để tạo ra năng lượng hoạt động hàng ngày cho bạn. Bạn có thể hình dung rõ hơn cách hoạt động của insulin và đường trong cơ thể trong sơ đồ sau:

Tại sao bạn bị tiểu đường

Vì vậy, khi cơ thể thiếu insulin hoặc insulin không chuyển hóa được đường, đường sẽ bị tồn đọng lại trong máu, đường huyết sẽ tăng cao.

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng. Các yếu tố bao gồm di truyền và lối sống không cân bằng, chế độ ăn nhiều thịt đỏ, chất béo và hàm lượng bột đường cao, thừa cân béo phì... là những yếu tố nguy cơ cao dẫn đến tiểu đường típ 1. Nếu cha mẹ bị tiểu đường thì con của họ sẽ dễ bị bệnh hơn; hoặc lối sống bao gồm chế độ ăn và tập luyện không điều độ cũng dễ gây ra tiểu đường. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ đái tháo đường típ 2 diễn ra ở người thừa cân cao hơn những người bình thường.

Làm thế nào để kiểm soát tiểu đường (đái tháo đường) hiệu quả?

Tuy bệnh tiểu đường hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Nhưng tin vui là, bạn có thể kiếm soát tốt bệnh tiểu đường bằng cách tuân thủ điều trị bằng thuốc, áp dụng chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ cùng tập luyện thể dục hợp lý, kết hợp theo dõi đường huyết thường xuyên.

Phát hiện sớm tiểu đường giúp bạn gia tăng cơ hội phòng ngừa hoặc làm chậm sự xuất hiện của các biến chứng đái tháo đường.

Lưu ý:

Để kiểm soát tốt đường trong máu, bạn phải có chế độ chăm sóc hợp lý qua việc tuân thủ điều trị, sống lành mạnh và đặc biệt là chế độ dinh dưỡng cân bằng.

Tăng giảm đường huyết có nguy hiểm không?

Đường huyết là một thuật ngữ chỉ lượng đường trong máu. Thông thường đường là nguồn năng lượng chính của cơ thể, đồng thời cũng là nguồn nhiên liệu cực kỳ quan trong và cần thiết cho hệ thần kinh và tổ chức não bộ. Trong máu luôn có một lượng đường nhất định, nếu lượng đường này tăng hay giảm xuống quá nhiều so với mức độ bình thường thì đây là một dấu hiệu không bình thường của cơ thể.

Đường huyết tăng

Đường huyết tăng là hiện tượng có quá nhiều đường (glucose) trong máu, phản ánh sự dư thừa glucose tại các mô của cơ thể. Nếu chỉ số đường huyết ở người bình thường lúc đói >= 1,26 g/l thì đó được coi là đường huyết tăng còn sau khi ăn đường huyết >=2g/l thì đó gọi là tăng đường huyết sau bữa ăn.

Đường huyết tăng 1

Các lý do khiến insulin không được bài tiết đủ để giải quyết lượng đường trong máu sẽ dẫn tới tình trạng đường huyết tăng. Nếu tình trạng này kéo dài thì bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường xuất hiện.

Hạ đường huyết

Ngược lại với đường huyết tăng là tình trạng hạ đường huyết, đây là hiện tượng đường huyết trong máu xuống thấp hơn bình thường mà nguyên nhân chủ yếu là do dùng quá liều insulin hay thuốc uống, hoặc tiêm insulin không đúng kỹ thuật.

Một số trường hợp hạ đường huyết xảy ra ở những người hay bỏ bữa hay phải ăn muộn, người phải làm việc mệt nhọc hay tập luyện thể lực quá nhiều, người đang bị đau ốm hoặc uống rượu lúc đói…

Ở các trường hợp hạ đường huyết bệnh nhân thường cảm thấy cồn cào, xót ruột, đau bụng, xuất hiện cảm giác mệt mỏi,tim đập nhanh, run tay, đánh trống ngực và vã mồ hôi.

Nói chung, dù là tăng hay hạ đường huyết đều là những dấu hiệu không bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe. Chưa nói đến việc không được phát hiện kịp thời nhiều người bị tăng, hạ đường huyết còn đối diện với nhiều nguy cơ nguy hại đến tính mạng.

Đường huyết thấp khiến cơ thể bị thiếu năng lượng và gây nên tình trạng mệt lả, chóng mặt, đột quỵ … còn đường huyết quá cao khiến mọi phản ứng sinh học bị xáo trộn. Chất đạm, chất béo không được chuyển thể như bình thường khiến chất mỡ tích lũy một cách thái quá, chất đạm bị phân hủy một cách cường điệu do phản ứng sai lầm của cơ thể trong tình trạng chất đường trong máu tăng cao quá lâu. Từ đó gây xơ vữa động mạch, chai não, thoái hóa võng mạc, viêm thận,hoại tử mô mềm, dị ứng … và nhiều nguy cơ khác….

Tùy theo từng lứa tuổi, giai đoạn bệnh, mức độ các biến chứng … mà mức đường huyết an toàn của mỗi người có thể khác nhau tuy nhiên sự khác nhau này là không nhiều lắm.

Cách tốt nhất để kiểm soát đường huyết đó là việc theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên sau bữa ăn và trước bữa ăn. Việc theo dõi giúp bạn đánh giá được đường huyết của mình,từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống, lối sống cho phù hợp

Mong rằng bài viết của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu được tiểu đường là gì . Liên hệ với https://medstore.vn/ để được tư vấn và đặt mua máy đo đường huyết chất lượng, giá hợp lý ngay hôm nay.

(1) Theo bài viết: General Diabetes fact & information, Joslin Diabetes Center.

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo