TÁC DỤNG CỦA ĐẬU BẮP TRONG VIỆC ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

time Saturday, 02/11/2019
user Đăng bởi Medstore

Hiện nay có khá nhiều người áp dụng bài thuốc chữa biểu đường bằng đậu bắp theo kinh nghiệm dân gian. Vậy tác dụng của đậu bắp trong việc chữa bệnh như thế nào? Người bệnh tiểu đường cần lưu ý gì khi sử dụng đậu bắp.

Tác dụng của quả đậu bắp

Tiến sĩ Võ Văn Chi, tác giả Từ điển Cây thuốc Việt Nam cho biết cây đậu bắp còn gọi là bụp bắp hay mướp tây. Tên khoa học là Abelmoschus esculentus (L.) Moench, thuộc họ bông Malvaceae.

Đậu bắp là loại cây thảo lớn, mọc đứng, cao từ 1,8 đến 2,5 m. Thân dày, khỏe, có lông ở các phần trên. Lá rộng, chia thùy chân vịt, thường gồm 7 thùy có răng không đều và kích thước thay đổi. Cuống lá dài. Cuống hoa ở nách lá, dài từ một đến 3 cm. Lá bắc con từ 8 đến 12 chiếc, hình dải, có lông rậm và sớm rụng. Đài hình sao, có 5 thùy xẻ đến phân nửa. Cánh hoa màu vàng hoặc hơi vàng, có chấm tía ở gốc. Quả nang có góc, dài từ 8 đến 15 cm, nhọn dài ở đầu.

Đây là loài thực vật được trồng để lấy quả chế biến thành món ăn. Đậu bắp ra hoa vào từ tháng 5 đến tháng 9. Ở Việt Nam, loài thực vật này phân bố rộng rãi, nhiều nhất là ở các tỉnh phía Nam.

Phân tích dược lý cho thấy quả đậu bắp giàu pectin, chất nhầy, sắt và canxi. Quả tươi còn chứa thiamin, riboflavin, axit ascorbic và niacin. Chất nhầy của quả đậu bắp là dạng bột vô định hình với trọng lượng phân tử khoảng 15.000, hàm lượng protein khoảng 9%. Chất này có tác dụng hạ đường huyết, có thể chữa bệnh đái tháo đường. Thí nghiệm ghi nhận cao lỏng thân cây có tác dụng hạ đường huyết trên chuột ở liều ổn định là 30 g cho một kg thể trọng. Khi so sánh với insulin, đậu bắp không gây hạ đột ngột đường huyết như insulin, ổn định hơn và không có nguy cơ gây tụt huyết áp xuống dưới mức bình thường.

Trong Đông y, thầy thuốc sử dụng toàn cây và quả đậu bắp để làm thuốc. Quả, lá, hạt đều có tác dụng làm dịu, làm nhầy và lợi tiểu. Quả xanh dùng làm thuốc sắc uống trị đau do xuất huyết, tiểu nóng, tiểu khó vì lậu. Chất nhầy của quả và hạt dùng để đắp trị bệnh lậu.

Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng đậu bắp

– 500 g quả đậu bắp tươi hoặc 100 g cây khô thái nhỏ nấu với 2 lít nước sắc còn một lít. Uống trong ngày.

– Dùng 2 quả đậu bắp, cắt bỏ một ít khúc đầu và khúc đuôi rồi cắt đôi theo chiều dọc, ngâm vào một ly nước uống nguội, đậy kín, để qua đêm. Hôm sau trước khi ăn sáng, vớt bỏ 2 quả đậu bắp, uống hết ly nước ngâm. Thời gian điều trị kéo dài 2 tuần lễ.

Cẩn trọng khi sử dụng đậu bắp

Trong những năm gần đây khi số người mắc bệnh tiểu đường tăng cao và phong trào sử dụng thảo dược để trị bệnh trở nên phổ biến, đã xuất hiện nhiều bài thuốc dùng đậu bắp, hoặc độc vị hoặc phối hợp với một số thảo dược khác, để ổn định đường huyết.

Có người ăn nhiều đậu bắp hàng ngày hoặc dùng thân, lá hoặc quả đậu bắp phơi khô rồi phối hợp với một số thảo dược như mướp đắng, lá ổi, lá sakê… sắc uống để chữa tiểu đường. Chưa có nghiên cứu khoa học nào kết luận hiệu quả điều trị của những trường hợp này, nhưng nhiều bệnh nhân đã khẳng định có tác dụng ổn định đường huyết rất tốt.

Như đã nói ở trên, chất nhầy trong đậu bắp chứa thành phần chất xơ hoà tan và những hoạt chất quan trọng khác nên có thể đã cho tác dụng ổn định đường huyết. Một số tài liệu y khoa cũng đã kết luận chất xơ hoà tan có tác dụng tốt trong ổn định đường huyết.

Chất nhầy trong đậu bắp tiết ra thông qua những mặt cắt ngang, dọc thân trái và dễ hoà tan vào môi trường nước, kể cả nước ở nhiệt độ thường. Qua nhiều giờ ngâm, chất nhầy hoà tan vào nước biểu thị rõ bằng độ sánh trong nước tăng lên. Lượng chất nhầy trong trái non cao hơn nhiều so với thân hay lá.

Dù sao, đậu bắp vẫn là loại rau quả bổ dưỡng, dùng nhiều hơn số cần thiết vẫn không gây độc hại nên bà con có thể dùng thử bài thuốc đó.

Tuy nhiên, để bảo đảm vệ sinh, có thể ngâm bằng nước sôi rồi để nguội dần. Ngoài ra, cần theo dõi lượng đường huyết hàng ngày để đối chiếu kết quả và tìm ra liều lượng tối thiểu phù hợp với bản thân.

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo