-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
PHƯƠNG PHÁP CHĂM SÓC NGƯỜI BỊ BỆNH GOUT HIỆU QUẢ
Monday,
07/10/2019
Đăng bởi Medstore
Gút là một dạng viêm khớp phát triển ở một số người có nồng độ axit uric cao trong máu. Axit có thể tạo thành các tinh thể giống như kim trong khớp và gây ra các cơn đau đột ngột, nghiêm trọng, các dấu hiệu của bệnh cho thấy cảm giác đau, đỏ, và sưng.
Nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời thì có thể dẫn tới các biến chứng vô cùng nguy hiểm , ảnh hưởng rất xấu đến đời sống con người. Để bệnh không phát triển cũng như phòng chống các cơn đau thì người bệnh cần có một kế hoạch chăm sóc bản thân sao cho hợp lý.
Kế hoạch chăm sóc người bệnh gút
Áp dụng thói quen lối sống lành mạnh là một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị bệnh gút hiệu quả. Chế độ ăn uống lành mạnh cũng góp phần quan trọng trong việc tham gia hoạt động trao đổi chất thường xuyên.
Những thực phẩm sau đây làm giảm nồng độ axit uric và tốt cho tim nên ăn:
Sữa tách béo và các sản phẩm từ sữa ít béo khác: uống ít sữa béo và ăn các sản phẩm ít béo có thể làm giảm nồng độ axit uric và nguy cơ gặp cơn gút cấp. Các protein được tìm thấy trong sữa thúc đẩy bài tiết axit uric trong nước tiểu. Vì vậy 1 ly sữa hay 1 ít sữa chua lạnh sẽ tốt cho bệnh nhân gút.
Protein thực vật: Hãy ăn nhiều rau xanh và những thực phẩm chứa protein thực vật. Chúng không làm tăng nồng độ axit uric, thậm chí có thể phòng tránh cơn gút cấp. Đó là các loại đậu như đậu hà lan, đậu hạt, đậu lăng, dậy phụ cũng như rau xanh và tinh bột.
Một số loại trái cây (những loại ít ngọt): Cam, quýt: Vitamin làm giảm nồng độ axit uric và có thể giúp ngăn ngừa cơn gút cấp. Hầu hết các nghiên cứu đề nghị dùng ít nhất 500 mg vitamin C mỗi ngày. Vì trái cây cũng chứa đường fructose ( chất làm tăng axit uric trong máu), nên lựa chọn các loại có fructose thấp hơn. Bưởi, cam, dứa và dâu tây có nhiều vitamin C, nhưng hàm lượng đường fructose thấp.
Nước: Uống ít nhất 8 ly nước không chứa cồn mỗi ngày, tốt nhất là nước lọc. Và nếu bạn đang ở trong một đợt gút cấp, hãy tăng lên 16 cốc mỗi ngày. Nước giúp loại bỏ axit uric ra khỏi cơ thể.
Quả cherry: Ăn cherry hay uống nước ép cherry có thể làm giảm nguy cơ xuất hiện cơn gút cấp, Màu đỏ tím của quả có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm tốt giúp bảo vệ cơ thể.
• Thực phẩm ngũ cốc
• Dầu thực vật (ô liu, cải dầu, hướng dương)
• Tất cả các loại rau
• Bổ sung vitamin C (500 đến 1.000 miligam mỗi ngày)
Hạn chế ăn các loại thực phẩm sau đây vì chúng có nhiều purin được biết là gây ra các cuộc tấn công bệnh gút:
Thịt đỏ và nội tạng (gan, lưỡi): bạn biết đấy là nguồn cung cấp đạm và sắt cho cơ thể nhưng với bệnh nhân Gout, thịt là nguyên nhân làm gia tăng axit uric hàng đầu. Đây là nhóm thực phẩm mà bạn phải tuyệt đối kiêng cử trong thời gian điều trị cho chúng ta.
Các loại hải sản : tôm, cua: cũng giống như thịt, hải sản cũng là nhóm thực phẩm chứa nhiều purin khiến cơ thể tăng quá trình sản sinh axit uric. Cơn đau và các triệu chứng có xu hướng tăng mạnh nếu người bệnh không kiêng cữ nhóm thực phẩm này.
Đồ uống có đường: Nước ngọt có gas: Đường fructose là một loại đường tự nhiên có trong trái cây và mật ong. Nó phân hủy trong cơ thể giải phóng ra purin. Hàm lượng đường fructose cao trong siro bắp được tìm thấy trong nhiều loại nước ngọt. Đường này làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Vì vậy, những người uống nước ngọt ( bao gồm soda có đường và nước ép trái cây ) có khả năng bị gút cao hơn.
Rượu, bia: có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện cơn gút cấp.
Sau khi thực hiện chế độ ăn, bạn cũng nên bỏ thói quen Ngưng hút thuốc, thường xuyên tập thể dục, hạn chế dùng các loại thực phẩm đóng hợp hydrat hóa.
Điều trị cơn Gout cấp tính
Dưới đây là các bước để kiểm soát và ngăn chặn, phòng ngừa các cơn đau và sưng của bệnh gút:
- Uống thuốc chống viêm càng sớm càng tốt
- Băng và nâng cao khớp
- Uống nhiều nước (không có cồn hoặc soda ngọt)
- Thăm khám bệnh định kỳ theo chỉ định của bác sĩ
- Thư giãn; căng thẳng có thể làm nặng thêm bệnh gút.
Chế độ ăn uống người bệnh gout
Thực đơn bệnh gút trong một tuần
Dưới đây là một thực đơn hoàn hảo cho người mắc bệnh gút trong một tuần. Thứ 2+4+ 6
Bữa sáng:
- Phở thịt bò:Bánh phở 150g, thịt bò 35g, hành lá 10g, Nước dùng (muối 1g/100ml)
Bữa trưa:
- Cơm gạo tẻ: 200g (gạo 100g) tương đương với 2 lưng bát con
- Sườn lợn rim: Sườn lợn (bỏ xương): 50g
- Đậu phụ rán: Đậu phụ 20g, dầu ăn 3ml
- Su su xào: Su su 200g, dầu ăn 7ml
- Canh cải xanh: Cải xanh 50g
- Vải: 150g
Bữa tối: 18h00
- Cơm gạo tẻ: 150g (gạo 75g) tương đương với miệng bát con cơm
- Cá rô phi lọc thịt rán: Cá rô phi 50g, dầu ăn 5ml
- Mướp đắng xào trứng: Mướp đắng 200g, trứng gà 20g (nửa quả), dầu ăn 7ml
- Canh rau ngót: Rau ngót 50g
- Dưa hấu: 150g
Thực đơn hoàn hảo cho người mắc bệnh gút trong một tuần :Thứ 3+5+7
Bữa sáng:
- Bún riêu cua đậu phụ: Bún 180g, thịt cua đồng 30g, hành lá 5g, cà chua 30g, Nước dùng (muối 1g/100ml)
Bữa trưa:
- Cơm gạo tẻ: 200g (gạo 100g) tương đương với 2 lưng bát con
- Cá trê rán sốt cà chua: Cá trắm 70g, cà chua 25g, dầu ăn 7ml
- Thịt băm rang: Thịt nạc vai 20g
- Cải bắp luộc: Cải bắp 200g
- Canh bí xanh : Bí xanh 50g
- Cam: 150g (nửa quả)
Bữa tối:
- Cơm gạo tẻ: 150g (gạo 75g) tương đương với miệng bát con cơm
- Thịt lợn rán: Thịt nạc vai 70g, dầu ăn 5ml
- Lạc rang dầu: Lạc hạt 10g, dầu ăn 2ml
- Bầu luộc: Bầu: 200g
- Canh mồng tơi: Mồng tơi 50g
- Bưởi: 200g (3 múi)
Thực đơn hoàn hảo cho người mắc bệnh gút trong: Chủ nhật
Bữa sáng:
- Xôi lạc: Gạo nếp 50g, lạc hạt 10g, vừng 3g
Bữa trưa:
- Cơm gạo tẻ: 200g (gạo 100g) tương đương với 2 lưng bát con
- Thịt bò xào hành tây: Thịt bò 50g, hành tây 50g, cà chua 20g, dầu ăn 7ml
- Cá bống kho: Cá bống 20g
- Củ cải luộc: Củ cải 200g
- Canh bí ngô: Bí ngô 50g
- Xoài chín: 100g
Bữa tối:
- Cơm gạo tẻ: 150g (gạo 75g) tương đương với miệng bát con cơm
- Tôm biển hấp xả: Tôm biển 50g, xả
- Trứng đúc thịt: Trứng gà 20g (nửa quả), thịt nạc vai 10g, dầu ăn 3ml
- Cải bắp xào: Cải xoong 200g, dầu ăn 7ml
- Canh rau cải: Cải xanh 50g
- Lựu: 100g
Chế độ hoạt động sinh hoạt
Trong cơn đau: tuyệt đối để khớp nghỉ ngơi vì sự vận động làm phóng thích nhiều hơn các tính chế muối urat vào trong khớp. Hậu quả là khớp sưng đau nhiều hơn.
Tốt nhất nằm nghỉ ngơi hoặc bất động bằng nẹp hay bột sẽ giúp giảm đau tốt hơn. Ngoài cơn đau: Cần phải có chế độ lao động và sinh hoạt thích hợp với tình trạng khớp đau. Nếu làm quá sức sẽ làm khớp mau hư hơn.
- Giảm cân tránh béo phì
- Vận động nhẹ nhàng, vừa sức. Tập luyện tập thể dục thường xuyên
- Giữ ấm cơ thể, tránh để lạnh, tránh đâm mưa lạnh
- Giuwx tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng
- Ngâm chân nước nóng hàng tối, có thể làm thường xuyên nhưng không nên dùng nước quá nóng, cũng không nên ngâm lúc đang bị viêm khớp.
Nguồn : https://maydoduonghuyet.net.vn