Tại sao cần thường xuyên kiểm tra huyết áp?

time Saturday, 01/06/2019
user Đăng bởi Medstore

Dân trí 1/3 nguyên nhân tử vong trên thế giới là do các bệnh về tim mạch. Nguy cơ phát triển bệnh tim mạch phụ thuộc trực tiếp vào mức độ huyết áp. Tuy nhiên, có rất nhiều người không hiểu được vai trò của kiểm tra huyết áp, và dưới đây là một số sai lầm họ thường mắc phải:

Tại sao cần thường xuyên kiểm tra huyết áp? - 1

Sai lầm 1: Chưa bị “cao huyết áp” thì không cần thiết kiểm tra huyết áp

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Càng phát hiện bệnh sớm, khả năng chữa bệnh càng nhanh và hiệu quả.

Ví dụ, khi thấy huyết áp có dấu hiệu tăng cao, có thể kịp thời áp dụng những biện pháp nhằm ổn định huyết áp: bỏ thuốc và rượu, vận động nhiều hơn, bỏ ăn mặn, thực phẩm hun khói, mỡ và bắt đầu ăn dầu ô liu, cá, rau củ và hoa quả.

Thường xuyên theo dõi huyết áp có thể bảo vệ bạn khỏi nhiều nguy hiểm, bởi huyết áp cao làm tăng nguy cơ các bệnh nặng. Thường xuyên hơn cả là ảnh hưởng tới tim và mạch máu não, mắt và thận, gây ra các cơn đau tim, đột quỵ, suy tim và thận, các vấn đề về thị giác dẫn đến mù lòa. Vì thế trong nhà bạn nên có một máy đo huyết áp.

Sai lầm 2: Huyết áp không tăng khi cảm thấy khỏe mạnh

Mặc dù thực tế khi huyết áp tăng sẽ kèm theo một số triệu chứng - nhức đầu, xuất hiện màng mờ trước mắt, mất ý thức, khó thở, chóng mặt, tức ngực, mạch nhanh, chảy máu từ mũi. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng vậy. Đối với nhiều người, hoàn toàn không có những dấu hiệu đã nêu - đó chính là một kẻ giết người thầm lặng.

Vì vậy, đo huyết áp thường xuyên (tốt nhất là hàng ngày) nên được thực hiện như việc đánh răng của bạn vậy. Ngay có khi cảm thấy khỏe mạnh, bạn cũng vẫn nên đo huyết áp.

Sai lầm 3: Chỉ khi huyết áp tăng quá cao mới nguy hiểm.

Còn khi huyết áp liên tục tăng, nhưng không quá cao thì không nguy hiểm. Đó đơn giản là áp lực công việc.

Huyết áp lý tưởng là 120/80 mm Hg, bình thường – không thấp hơn 140/90 (theo khuyến cáo của WHO, những còn số này là cơ sở để chẩn đoán “tăng huyết áp”). Các chỉ số cao hơn cho biết mức độ bệnh vừa phải hoặc cao, mức độ thứ ba của bệnh là (180/110).

Huyết áp có thể tăng cao hơn do tác động của hút thuốc, muối dư thừa và chất béo trong chế độ ăn uống, stress, ít vận động. Một số bệnh khác như tiểu đường, béo phí cũng có thể tăng nguy cơ này. Do vậy, huyết áp vượt quá 140/90, đơn giản không phải là do công việc.

Cần biết rằng với sự gia tăng huyết áp tâm thu trên 20 mm Hg. st, và tâm trương - 10 đơn vị, nguy cơ tử vong sớm tăng gấp 2 lần. Và nếu huyết áp gia tăng không được điều chỉnh trong một thời gian dài, thì nguy cơ kết quả chết người gấp 4 lần!

Đo huyết áp khi ngồi hoặc nằm sau ít nhất là 5 phút nghỉ ngơi. Không hoạt động mạnh, hút thuốc, uống cà phê. Cần giữ cánh tay cong ở khuỷu. Lý tưởng nhất là huyết áp được đo 2 lần trong khoảng thời gian là vài phút. Nếu kết quả khác nhau trên 5mmHg, thì sau 2 phút đo lại lần thứ 3 và tính giá trị trung bình của ba lần đo đó.

Kinh nghiệm chọn mua máy đo huyết áp điện tử.

Khi chọn máy đo huyết áp cần chú ý xuất xứ và chất lượng sản phẩm, cần kiểm tra các giấy chứng nhận xuất xứ hãng, nơi sản xuất máy, sản phẩm có đạt chứng chỉ chất lượng của tổ chức kiểm định chất lượng như Hiệp hội cao huyết áp Anh Quốc, Hiệp hội phát triển dụng cụ y tế Hoa Kỳ hoặc của Bộ Y tế... hay không.

Mua ở đâu thì ngay tại https://medstore.vn, các bạn có thể tìm thấy nhiều thương hiệu máy đo huyết áp chất lượng, giá cả thích hợp, mẫu mã bắt mắt từ các hãng: Máy đo huyết áp điện tử Beurer – Đức, Microlife – Thụy Sỹ,  Omron – Nhật Bản, ...

Ngoài ra, các bạn sẽ nhận được sự tư vấn nhiệt tình từ đội ngũ chuyên viên và những chương trình khuyến mại hấp dẫn của Công ty TNHH Medstore. Hãy liên hệ ngay Hot line 0981943599 để nhận ngay ưu đãi.

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo