-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
ĂN GÌ GIÚP HẠ ĐƯỜNG HUYẾT NHANH TẠI NHÀ NHANH CHÓNG
Wednesday,
09/10/2019
Đăng bởi Medstore
BỊ TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT THÌ NÊN ĂN GÌ TẠI NHÀ ĐỂ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT MỘT CÁCH NHANH CHÓNG?
Bằng ăn uống thực phẩm phù hợp giúp hạ đường huyết nhanh tại nhà nhanh chóng để tránh những điều đáng tiếc xảy ra vì như mọi người cũng biết, nếu đường huyết tăng một cách đột ngột rất nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Chỉ số đường huyết là nồng độ glucose trong máu. Nồng độ glucose trong máu thay đổi liên tục, thậm chí khác nhau từng phút. Đây là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá bệnh đái tháo đường.
Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới chỉ số đường huyết. Đường huyết tăng sau ăn gây tăng lipid máu, làm tăng nguy cơ xơ vữa và tạo ra các stress oxy hóa góp phần vào các biến chứng mạch máu lớn và nhỏ; làm tăng nguy cơ tử vong ở cả bệnh nhân tiểu đường và những người có đường huyết lúc đói thấp hơn ngưỡng chẩn đoán tiểu đường.
I. Các cách hạ đường huyết nhanh tại nhà
Theo dõi thường xuyên mức đường huyết của bạn
Điều đầu tiên, là bạn phải theo dõi tình trạng đường huyết của mình, nên giữ một thiết bị đo đường huyết bỏ túi, để đảm bảo rằng bạn luôn kiểm soát được tình hình.
Ví dụ, sau khi ăn một loại thực phẩm lạ, bạn hãy kiểm tra lượng đường trong máu của mình. Hiểu được cách cơ thể phản ứng với bữa ăn, bạn sẽ biết cách tránh hay giữ một loại thực phẩm nào đó trong chế độ ăn uống.
Bên cạnh đó, nếu những chỉ số trở nên bất thường, một thiết bị đo đường huyết bỏ túi cũng ngay lập tức giúp bạn nhận ra để điều chỉnh lại tình hình, từ cách bạn ăn uống, hoạt động cho đến những tình huống phải sử dụng thuốc.
Kiểm soát lượng carbohydrate trong bữa ăn
Chế độ ăn uống là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với các bệnh nhân tiểu đường. Cơ thể con người không được hấp thụ lượng carbohydrate lớn, đặc biệt là carbohydrate tinh chế, như đường. Kết quả là, có sự gia tăng lượng đường trong máu sau khi tiêu thụ thực phẩm nhiều carb, từ đó kích hoạt giải phóng insulin để đưa mức đường trở lại bình thường. Sự tăng đột biến của lượng đường trong máu tăng lên sau bữa ăn nhiều carb và lượng insulin lớn hơn mỗi lần thường dẫn đến hoạt động không tối ưu của cơ thể, thúc đẩy các bệnh như tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch vành và thậm chí là ung thư. Do đó, chế độ ăn ít carb sẽ ngăn chặn lượng đường trong máu tăng lên do đó làm giảm sự giải phóng insulin trong cơ thể.
Tập thể dục thường xuyên
Việc tập thể dục với bệnh nhân đái tháo đường rất cần thiết. Ngoài những lợi ích chung như giảm nguy cơ tim mạch, giảm cân, kiểm soát đường huyết… việc tập luyện thường xuyên rất có ý nghĩa với người bệnh. Bởi sẽ giúp làm giảm nồng độ insulin nền và sau ăn; cải thiện sự nhạy cảm insulin. Việc tập luyện giúp cải thiện tăng huyết áp nhẹ hoặc trung bình, tăng sử dụng năng lượng, sức cơ và độ dẻo dai. Riêng với những người có nguy cơ cao đái tháo đường tuýp 2, việc tập luyện có thể ngăn ngừa nguy cơ này.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia Y tế, mỗi bệnh nhân có khả năng vận động khác nhau, tùy tình trạng bệnh lý, sự thích nghi, trạng thái cơ thể mà có thể lựa chọn môn thể dục phù hợp, hoặc đi bộ, tập aerobic... Vì thế chương trình luyện tập nên bắt đầu chậm và tăng từ từ, lựa chọn bài tập nên dựa vào sở thích/khả năng/động lực của bệnh nhân.
II. Ăn gì để hạ đường huyết
• Nước lọc: Bạn nên uống liền hai ly nước lớn, chờ 3 phút uống ly nước thứ ba sẽ khiến bạn đi tiểu. Đây là cách nhanh nhất để giảm lượng đường trong máu.
• Trà xanh: Trà xanh tốt cho bệnh nhân tiểu đường ở chỗ nó chứa chất chống oxy hóa gọi là polyphenol. Polyphenol giúp giảm stress, giãn mạch (mở rộng động mạch), hạ huyết áp, ngăn ngừa đông máu và giảm cholesterol… (tất cả đều có tác dụng làm giảm nguy cơ bệnh tim), bởi thực tế các yếu tố này liên quan chặt chẽ tới bệnh tiểu đường.
Rượu vang đỏ: Rượu ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết do tác động chính của rượu và sự chuyển hóa rượu. Uống nhiều rượu sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt bệnh tiểu đường sẽ khó kiểm soát hơn nếu xuất hiện thêm rối loạn gan hoặc rối loạn tuyến tụy, vì vậy tốt hơn là bệnh nhân tiểu đường nên tránh uống nhiều rượu.
Quế: Rắc một vài thìa cà phê quế vào sữa chua hoặc thỉnh thoảng nhấm nháp một chút quế sẽ giúp hạ đường huyết hiệu quả.
• Giấm: Người bị mắc bệnh tiểu đường có thể uống 2 muỗng giấm trước bữa ăn để không tăng lượng đường trong máu sau ăn. Người bị tiểu đường cũng có thể trộn giấm với các loại rau ăn để làm giảm sự gia tăng đột biến glucose trong máu.
• Bơ đậu phộng: Bơ đậu phộng giúp hạ đường huyết trong máu. Nếu bạn ăn liền 2 muỗng bơ đậu phộng, lượng đường huyết trong máu sẽ hạ xuống khoảng 40mg/dL. Tuy nhiên bạn lưu ý không nên ăn bơ đậu phộng với bánh quy hoặc bánh mì vì nó sẽ làm tăng lượng đường trong máu lên nhanh.
• Hạnh nhân: Khi lượng glucose trong máu cao, hãy ăn một ít hạnh nhân hoặc quả bồ đào. Hai loại quả này sẽ giúp giảm lượng đường trong máu nhanh chóng.
Để hạ đường huyết, bên cạnh việc sử dụng các loại thực phẩm có tác dụng hạ đường huyết, các bạn nên có chế độ vận động phù hợp như chạy bộ, đạp xe hoặc một số động tác uốn dẻo.
Các loại rau giúp hạ đường huyết cho người bệnh
Bông cải xanh, bí ngô, rau dền, dưa chuột , đậu, măng tây, cà rốt, hành tây. Tất cả những loại củ quả này đều có lợi trong việc làm giảm lượng đường trong máu.
Ngoài ra người bệnh còn cần cho mình một chiếc máy đo đường tại nhà để kiểm soát liên tục chủ động điều chỉnh sao cho phù hợp đảm bảo sức khỏe.